Hotline: 0988785757

Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnh

Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Parasite” (2019)

Bắt đầu từ một ý tưởng đơn giản, bối cảnh của một bộ phim tích hợp toàn bộ những nghiên cứu về không gian điện ảnh, bao gồm kịch bản, cách sắp xếp của nội thất và tổ chức các sự vật. Vượt ra ngoài khái niệm về trang trí và thiết kế nội thất, bối cảnh kể một câu chuyện, và các yếu tố được chọn có thể làm nổi bật tính cách của nhân vật, đồng thời góp phần giúp người xem hiểu các sự kiện của câu chuyện.

Kể từ những buổi biểu diễn sân khấu ở Hy Lạp cổ đại, bối cảnh đã đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện. Trong những ngày đầu của điện ảnh, George Melies được coi là người tiên phong trong việc thử nghiệm các hiệu ứng đặc biệt trong phim ảnh. Các nhà làm phim đã tạo nên những bộ phim của riêng họ bằng cách sử dụng kỹ thuật trompe l’oeil, một hình thức nghệ thuật hội hoạ cho phép nhìn bối cảnh thông qua ảo ảnh quang học.

Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhKỹ thuật trompe l’oeil

Nhà nghiên cứu Gilka Vargas nhận xét rằng những nhà làm phim không còn áp dụng kỹ thuật này và bắt đầu xây dựng các bối cảnh không gian ba chiều chân thực hơn. 

Ở Ý, nơi ra đời của những sân khấu tuyệt vời, Giovanni Pastrone đã cho ra mắt  “Cabiria” (1914), một bộ phim có bối cảnh ba chiều được thiết kế bởi kiến trúc sư Camillo Innocenti. André Martins tuyên bố dự án đã cách mạng hoá bối cảnh trong điện ảnh bằng cách thoát khỏi không gian hai chiều của những bức tranh phẳng được dùng trong phim của Melies.

Kỹ thuật này cho phép máy quay di chuyển trong gian ghi hình, giúp việc quay phim dễ dàng hơn. Những nhà sản xuất ứng biến với kỹ thuật “the first travelling”, một kỹ thuật mà camera được gắn trên thiết bị có bánh xe di chuyển song song trong các cảnh quay.

Theo Tiến sĩ ngành thiết kế và kiến trúc Nelson Urssi, chính các tác phẩm của phong trào biểu hiện Đức (German expressionist), được bắt đầu xuất hiện trong phim vào khoảng năm 1910, những bối cảnh bắt đầu được khám phá vươn xa khỏi không gian quay phim truyền thống.

Trong các kịch bản theo chủ nghĩa biểu hiện, những không gian là những góc nhìn được gợi ý bởi câu chuyện, với những kiến trúc không sát với thực tế, thường gợi nhắc đến những ác mộng. Qua cách tiếp cận chủ quan này tới thế giới, những không gian thiên nhiên làm nổi bật thế giới nội tâm của các nhân vật, như trong “The Cabinet of Dr. Caligari” (1920), bộc lộ sự lo lắng và trạng thái tinh thần của họ.

Điện ảnh theo trường phái biểu hiện cho phép những nhà thiết kế cảnh quan và kiến trúc sư cơ hội để khám phá những hiệu ứng tâm lý bằng các yếu tố liên quan như: tiền cảnh và hậu cảnh, khoảng cách và các khung hình chéo, đường chân trời cao và thấp, khuếch tán và tập trung ánh sáng, sự phát triển vốn từ vựng về đồ hoạ, hình thức và không gian có tiềm năng gây kịch tính cao.”- URSSI, 2006.

kienviet cach kien truc ke cau chuyen tren man anh 6Phim “The Cabinet of Dr. Caligari” (1920)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “The Cabinet of Dr. Caligari” (1920)

André Bazin, một trong những nhà phê bình điện ảnh được kính trọng nhất trên thế giới, chia sẻ “điểm tựa của đòn bẩy kịch tính không nằm ở con người, mà ở mọi vật” (1958). Do đó, dựa trên những khái niệm này, bối cảnh không chỉ liên quan mà còn là điều cơ bản trong quá trình giao tiếp bằng hình ảnh và trong xây dựng ý nghĩa câu chuyện.

Nhà thiết kế cảnh quan thu thập từ kịch bản tất cả những thông tin liên quan quan trọng trong việc dựng bối cảnh, như mô tả môi trường xung quanh và các đặc điểm quan trọng của nhân vật, tạo ra ý nghĩa cho từng sự vật được thiết kế và đặt trong cảnh phim.

Nhà thiết kế bối cảnh mang đến những ý nghĩa mới cho không gian, tìm cách xác định những mối quan hệ với người xem dựa trên bối cảnh, thông qua việc chọn lựa màu sắc và hình dáng, vị trí nội thất, đặc điểm của vật liệu và kết cấu. Mỗi yếu tố được chọn và được sắp xếp vị trí trong cảnh phim đều chứa thông tin, đó là lý do tại sao kịch bản là phương tiện giao tiếp, ảnh hưởng và tác động đến người xem, tạo ra những tác động và cách giải thích khác nhau.

Bối cảnh phim tiết lộ những thông tin quan trọng giúp khán giả hiểu hơn về phim. Ví dụ, quan điểm tôn giáo hoặc chính trị của các nhân vật, cảm xúc của họ, nơi họ sống, cách họ tương tác với môi trường, cũng như địa vị xã hội của họ. 

Trong “Parasite”, bộ phim nói tiếng nước ngoài đầu tiên thắng giải Oscar cho bộ phim hay nhất 2020, đạo diễn Bong Joon-ho đã thể hiện sự tương phản của xã hội qua hai gia đình. Ở phần mở đầu của phim, nhân vật Ki-woo và Ki-jung xuất hiện khi đang cố bắt sóng wi-fi trên điện thoại di động và ống kính cho thấy không gian nơi họ sống: các đồ vật được tích trữ, sự bấp bênh của môi trường sống, phòng tắm được sử dụng với nhiều mục đích, cũng như những nội thất và lớp sơn tường đã cũ.

Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Parasite” (2019)kienviet cach kien truc ke cau chuyen tren man anh 11Phim “Parasite” (2019)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Parasite” (2019)

Một yếu tố thu hút sự chú ý là một cửa sổ nhỏ, hình ảnh đầu của phim. Từ đó,  tầm nhìn từ bên trong ngôi nhà nghèo chỉ ngang mặt đường, thể hiện sự sụp đổ của xã hội. Đối lập với khung cửa sổ này, nhà của gia đình giàu có được bao quanh bởi những khung cửa kính, ngập tràn ánh nắng. Thông qua kiến trúc của những môi trường này, chủ đề của bộ phim đã được tiết lộ.

Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Parasite” (2019)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Parasite” (2019)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Parasite” (2019)

Ngoài ra, với sự giúp đỡ của khung hình và vị trí máy quay, cảnh phim là bằng chứng cho hướng kể của câu chuyện, góp phần giúp người xem hiểu cốt truyện. Trong quá trình lựa chọn địa điểm hoặc dựng bối cảnh trong studio, đạo diễn và nhà thiết kế bối cảnh tận dụng những ưu điểm kiến trúc để thể hiện hoặc nhấn mạnh một ý tưởng, cải thiện không gian phim thông qua vị trí khung hình.

Điều này cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân vật, như trong “The Handmaid’s Tale” và trong cảnh “Room”, từ khoảng cách xa, như trong “Breaking bad” và trong “Eternal Sunshine of the Spotless Mind ”, nội tâm nhân vật và họ cảm thấy thế nào trong môi trường họ sống.

Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “The Handmaid’s Tale” (2017)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Room” (2015)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Breaking bad” (2008 – 2013)Cách các yếu tố kiến trúc kể chuyện trên màn ảnhPhim “Eternal Sunshine of the Spotless Mind” (2004)