Hotline: 0988785757

Thực trạng sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam hiện nay

Vật liệu xây dựng xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng mà không gây ra tác hại đến môi trường, có khả năng tái chế hoặc tự phân hủy. Vì thế, trong suốt vòng đời từ khi sản xuất cho đến khi hết hạn sử dụng, các vật liệu xây dựng xanh không tạo ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đến môi trường sống.

Tín hiệu tích cực từ việc sử dụng vật liệu xanh ở Việt Nam hiện nay

Vật liệu xanh đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Đồng thời cũng trở thành “giải pháp nhân văn” cho các công trình xây dựng. Một số cơ sở sản xuất và các dự án xây dựng lớn đã chuyển sang sử dụng vật liệu xanh, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

kienviet-thuc-trang-vat-lieu-xanh(1).jpgVật liệu xây dựng xanh trên thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú (Nguồn ảnh: baoxaydung.com)

Hiện nay, trên thị trường, vật liệu xây dựng xanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Trong hạng mục vật liệu không nung, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, và panel bê tông rỗng đùn ép. Đồng thời, kính Low-E và kính Solar Control mới với khả năng giảm lượng nhiệt truyền vào công trình, từ đó giúp giảm sự tiêu tốn công suất của hệ thống điều hòa và năng lượng tiêu thụ.image13

image13

Công trình Ngôi nhà Đức với thiết kế mặt dựng kính tiết kiệm năng lượng cho công trình

kienviet-thuc-trang-vat-lieu-xanh(2).jpgGạch không nung đã được ứng dụng phổ biến trong công trình

Nhiều nhà máy cũng đã chuyển sang sản xuất gạch không nung và sử dụng các cốt liệu tái chế từ nguồn phế thải công nghiệp. Đồng thời, ngày càng nhiều vật liệu xây dựng khác như xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, và bê tông trộn sẵn cũng đã sử dụng phế thải từ các ngành công nghiệp như tro, xỉ nhiệt điện, nhằm giảm thiểu lượng vật liệu tự nhiên tiêu tốn và tiết kiệm tài nguyên.

Các tổ chức về vật liệu xanh cũng đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ cộng đồng. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển về vật liệu xanh đang được đầu tư mạnh mẽ hơn, từ việc tìm kiếm các nguồn vật liệu tái chế đến việc phát triển các công nghệ sản xuất tiên tiến hơn để tạo ra các vật liệu xanh chất lượng cao hơn.

Nhà nước tạo điều kiện phát triển vật liệu xanh thông qua các dự thảo, chương trình

Việc xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp vật liệu xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

Trong Dự thảo “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050”, Bộ Xây dựng ưu tiên các dự án sản xuất VLXD mới, dự án công suất lớn ở các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông, gần thị trường tiêu thụ… khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất VLXD, phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp VLXD…

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình 567 về phát triển vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020; hàng năm sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao...) để sản xuất vật liệu không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam

Tuy bước đầu nhận được những hiệu quả tích cực, nhưng vật liệu xanh lại chưa được sử dụng một cách rộng rãi, bởi trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng loại vật liệu này đang gặp một số khó khăn.

kienviet-thuc-trang-vat-lieu-xanh(5).jpgQuá trình chuyển đổi sang sử dụng vật liệu xanh còn gặp phải một số khó khăn (nguồn ảnh: hass.vn)

Trong hội thảo giải pháp phát triển bền vững sản xuất và sử dụng vật liệu xanh trong hội chợ Vietbuild Tp.HCM 2014, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Tiến sĩ Trần Văn Huynh cho biết, nguyên nhân tiêu thụ vật liệu xanh ở nước ta thời gian qua còn kém phát triển là do: Chương trình 567 (Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020) ra đời vào đúng lúc kinh tế suy thoái, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản lâm vào khó khăn nên vật liệu bị thu hẹp.

Việc đầu tư sản xuất bê tông bọt, bê tông bọt khí ACC bước đầu phát triển nóng với trình độ công nghệ thấp, trang thiết bị chưa đồng bộ nên dẫn đến mẫu mã chất lượng sản phẩm chưa cao, không ổn định. Khi đưa sản phẩm vào xây dựng thì không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật, vữa xây, vữa trát không đạt chất lượng. Tay nghề của thợ chưa được đào tạo dẫn đến chất lượng một số ít công trình chưa tốt như tường bị nứt, tâm lý hoài nghi về sản phẩm, ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất, một số kiến trúc sư và nhà thiết kế đã bắt đầu tích hợp vật liệu xanh và giải pháp xanh vào các dự án của họ. Tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục chủ nhà đầu tư về tính hiệu quả và tính bền vững của việc sử dụng vật liệu này. Sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong việc áp dụng các loại vật liệu xanh cũng là một trong những vấn đề mà họ đang phải đối mặt.

kienviet-thuc-trang-vat-lieu-xanh(3).jpgMột trong những nguyên nhân gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng vật liệu này đó là chi phí vật liệu tốn kém (Nguồn anh: GBS Vietnam)

Thêm vào đó, các chủ đầu tư tại thị trường Việt Nam còn khá e dè trong việc triển khai xây dựng “công trình xanh” bởi lo ngại chi phí thiết kế, chi phí vật liệu xây dựng tốn kém.

Công tác tuyên truyền vật liệu xanh cũng chưa đủ mạnh và hấp dẫn để tạo dựng thị trường vật liệu xanh phát triển. Người tiêu dùng vẫn chưa hiểu về nhãn sinh thái, ít quan tâm xem sản phẩm mình sử dụng có thân thiện với môi trường hay không.

Tuy nhiên, ít người biết rằng, vật liệu xanh có chi phí cao hơn, nhưng xét về vấn đề bảo trì và an toàn thì nó mang lại hiệu quả lâu dài hơn, bởi chúng vừa an toàn cho người sử dụng, lại có khả năng tái sử dụng nhiều lần.