Báo cáo đánh giá lần thứ 6 (AR6) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) được công bố vào tháng 8/2021, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng. Họ mong muốn có thể giảm nhanh lượng khí thải carbon để tránh các tác động xấu tới Trái đất. Báo cáo chỉ ra rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu con người có thể cắt giảm lượng khí thải carbon, đạt mức trung tính carbon vào năm 2050, thì có thể ngăn chặn hiện tượng này trong thời gian tới.
Đại dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã và đang đem đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản vì bị trì hoãn tiến độ thi công xây dựng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong tình hình mới buộc phải áp dụng và thích nghi với xu hướng công nghệ mới trong việc kiểm soát chất lượng công trình, nhằm cam kết tiến độ thi công và triển khai dự án đúng thời hạn.
Báo cáo của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN (SIHUB – Sở KH&CN TP.HCM) cho thấy, công trình – tòa nhà là đối tượng tiêu thụ đến 1/3 năng lượng toàn cầu. Ngoài ra, năng lượng tự thân để chế tạo vật liệu xây dựng, vận chuyển đến nơi xây dựng và lắp đặt thì tổng năng lượng tiêu thụ lên đến 48%. Trong khi đó, tuổi thọ các công trình xây dựng là từ 50 – 100 năm. Do đó, nếu các công trình thực hiện đổi mới công nghệ ngay từ khi xây dựng về lâu dài sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho cả chủ công trình và xã hội.
Thực trạng cho thấy hiện đang thiếu nhân công xây dựng diễn ra ở nhiều công trình sau khi đại dịch Covid-19 dần được kiểm soát tại Việt Nam. Hơn nữa, việc phát thải ra môi trường từ các công trình xây dựng theo phương pháp truyền thống gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, một số công trình còn ảnh hưởng đến cuộc sống của khu dân cư xung quanh.
Biện pháp thi công theo truyền thống có những tác động không mong muốn lên môi trường
Đứng trước thực trạng này, các Bộ ngành liên quan đã thường xuyên tổ chức những hoạt động nhằm giới thiệu những công nghệ mới ứng dụng trong công trình xây dựng hướng đến việc quản lý chất lượng tối ưu cho những công trình – tòa nhà thông minh tại Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng việc ứng dụng công nghệ mới cho công trình – tòa nhà hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì một số nguyên nhân gồm: thiếu các hướng dẫn cụ thể trong xây dựng công trình; các chủ đầu tư ít quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng từ giai đoạn thiết kế; thiếu năng lực trong thiết kế công trình hiệu quả về năng lượng; thiếu thông tin về công nghệ, khó khăn về tài chính…
Một trong những công nghệ tạo nên bước tiến đáng ghi nhận trong lĩnh vực xây dựng là DFMA (Design for manufacturing and assembly). Đây là công nghệ có nguồn gốc từ ngành công nghiệp sản xuất, có hai giai đoạn trong quá trình phát triển DFMA gồm thiết kế cho chế tạo (DFM) và thiết kế để lắp đặt (DFA). Công nghệ này đã xuất hiện từ cuối những năm 1960, 1970 và phải mất nhiều thập kỷ trước khi đổi mới và ứng dụng thành công vào xây dựng.
DFMA là công nghệ xây dựng được thực hiện từ ý tưởng thiết kế chia tách công trình thành các module bê tông đúc sẵn, sản xuất và kiểm soát chất lượng các module này trong nhà máy bê tông công nghiệp hóa; sau đó, vận chuyển và lắp đặt tại công trường thành một công trình hoàn chỉnh bằng các thiết bị chuyên dụng.
Báo cáo của Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết giá nhà tại các thành phố lớn của Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới. Cụ thể, giá nhà đất đã tăng 100 lần trong vòng 20 năm qua, giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân của người lao động, cao gấp 5 lần so với các nước phát triển và 10 lần so với các nước chậm phát triển. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu ứng dụng công nghệ bê tông đúc sẵn DFMA vào quá trình thi công, chắc chắn giá nhà và căn hộ sẽ thấp hơn hiện nay.
Nhận thấy những lợi ích vượt trội của công nghệ DFMA cũng như muốn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội, Tây Hồ Group đã ứng dụng công nghệ này vào dự án iD Junction ở trung tâm Long Thành, Đồng Nai. Công nghệ thi công DFMA tại dự án iD Junction được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn quản lý thi công DFMA của Singapore – quốc gia có hơn 30 năm phát triển và ứng dụng thành công công nghệ DFMA.
Chất lượng công trình tại dự án iD Junction được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn Singapore
Đến nay, dự án đã hoàn thành 100% móng cọc Sunrise Villas và đổ bê tông sàn tầng trệt các căn trong phân khu, trên công trường hạn chế được lượng rác thải xây dựng ra môi trường, nâng cao tiêu chuẩn an toàn bảo vệ nhân công lao động, đảm bảo chất lượng công trình được kiểm soát đồng nhất trong môi trường công nghiệp hóa của nhà máy.
Đổ bê tông sàn tầng trệt khu Sunrise Villas
Đồng thời, nhà phát triển Tây Hồ Group còn kết hợp với các thiết kế tiên tiến khác như thiết kế công nghệ xử lý nước thải Wetland, thiết kế hệ cảnh quan vị nhân sinh nhà vườn. Với mong muốn cung cấp cho khách hàng một dư án có chất lượng hoàn hảo theo quy trình công nghệ khép kín, bền vững với thời gian và thân thiện với môi trường, dự án iD Junction ứng dụng công nghệ DFMA trong các hạng mục villa gồm 554 căn, chiều cao 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng GFA là 118.000m2.