Việc sử dụng vật liệu tái chế ngày càng gia tăng trong bối cảnh ngành xây dựng đang chiếm đến 40% lượng khí carbon phát thải mỗi năm. Nguyên liệu tái chế có thể giảm tỉ lệ phát thải vì ít phải sử dụng nguyên liệu thô, ít năng lượng cần tiêu tốn. Hơn nữa, chúng cũng giảm lượng chất thải xây dựng nếu được tận dụng đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu 15 công trình sử dụng vật liệu có thể tái chế được biến tấu một cách khéo léo.
Những ống bê tông tròn ở Úc đã được tái chế một cách tinh xảo. Không chỉ trang trí, một trong số chúng còn được làm thành những cabin, được ốp một lớp gỗ cùng với ghế dài và bàn để mọi người dùng bữa. Những “cabin” này tạo ra sự tương phản thú vị. Người dùng có thể ngồi trong đó để chiêm nghiệm và tưởng tượng ra nhiều điều thú vị với đường phố bên ngoài. Tưởng là những hộp kín nhưng chúng được thiết kế cửa ở các bên.
Cấu trúc tòa nhà được làm từ bê tông tái chế, một nguyên liệu từ công ty tái chế và trong quá trình tháo dỡ ở địa phương. Việc phá bỏ bể bơi cũ trong nhà được sử dụng để dựng lên những tòa nhà mới.
Điểm ấn tượng và nổi bật của tòa nhà này chính là một mặt tiền khổng lồ được làm từ nhôm tái chế đúc thành các mô đun vững chắc, vừa tạo nên sự cứng cáp, vừa tạo thành những khoảng sáng tối theo từng thời điểm trong ngày. Bên trong quán còn có những kỷ vật âm nhạc của các nghệ sĩ.
Cam kết về môi trường là triết ý lõi của Fahed + Architects, vì vậy đơn vị thiết kế này đã tạo ra pavilion 100% từ vật liệu tái chế từ công ty quản lý chất thải địa phương, Bee’ah. Lớp “kén” bên ngoài của gian hàng được tận dụng từ những chiếc lò xo đệm cũ, đan vào một cách tự nhiên, tạo thành dạng hữu cơ, bồng bềnh giữa các tòa nhà xung quanh.
Các dây cáp kim loại mà Szczęsny chăng dài trên sân thượng khéo léo luồn những bao tải tái chế, tạo thành hình ảnh vừa như cánh buồm, vừa như những chiếc lều lơ lửng trên tầng thượng tòa nhà Liebling Haus.
Tọa lạc tại Ở trung tâm của Prague 7 – Holešovice, quán cà phê được dựng từ những container vận chuyển. Với vẻ đẹp đầy tính công nghiệp thô, quán cà phê này muốn nhắc nhở về nền công nghiệp lịch sử của Holešovice. Bên ngoài màu đen nhám là cả không gian dễ chịu bên trong, cho phép người dùng nhìn ra bên ngoài nhờ việc lắp kính quy mô lớn ở mặt tiền các thùng container.
Từ một tòa nhà không mấy thẩm mỹ, phòng trưng bày này đã được khoác một lớp áo mới bằng 900 chiếc ghế nhựa đen tái chế, hoạt động như một biểu ngữ quảng cáo nội thất cho chính công ty. Sau khi tân trang lại, bên trong phòng trưng bày này là sẽ mô tả các phân đoạn sản xuất riêng lẻ của công ty, các bối cảnh được sắp xếp theo chủ đề.
Trong khi lên phương án thiết kế 2000 hộp kem này đội ngũ thiết kế đã nghĩ ra ý tưởng các mã nhị phân từ hộp kem bằng cách sắp xếp có chủ đích mặt nào hướng ra ngoài. Không chỉ tạo nên một mặt tiền ý nghĩa mà còn tạo ra không gian ánh sáng dễ chịu trong nhà vì chúng có thể phân tán ánh sáng mặt trời và hoạt động như bóng đèn tự nhiên.
Mặt tiền của tòa nhà này được phủ 1500 chiếc giỏ nhựa không chỉ giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu xuyên qua mà còn cảm nhận được sự khuếch tán và phản xạ của vật liệu. Thời gian trôi qua được cảm nhận tích cực hơn từ cả bên trong lẫn bên ngoài vì những hiệu ứng ánh sáng đầy kích thích này. Các giỏ nhựa này sau khi không sử dụng vì mục đích này hoàn toàn có thể được chuyển đổi với mục đích khác.
Thay vì đi tìm kiếm giải pháp bền vững, gian hàng PET này tập trung việc khám phá các tính năng mới và tái sử dụng các vật liệu tái chế. Có đến 40.000 chai nhựa được sử dụng trong gian hàng với các nắp chai được gắn vào các nút thắt cổ chai để tạo thành những bức tường dày màu xanh pha trắng.
Được làm từ 53.780 chai nhựa – số lượng chai được vứt bỏ tại thành phố New York chỉ trong một giờ, Heads in the Clouds là không gian du khách có thể bước vào và chiêm ngưỡng ánh sáng và màu sắc xuyên qua những chai nhựa.
Một diện mạo đặc biệt trong Vegan House được tận dụng từ những chiếc cửa chớp thân thuộc ở Việt Nam. Chúng không chỉ giúp thông gió mà còn mang đến những màu sắc nổi bật, hòa hợp với không gian đặc thù xung quanh.
Để tạo nên mặt tiền đặc biệt cho gian hàng, cũng như làm bật lên vòng đời của vật liệu, sử dụng trọn vẹn vật liệu cho đến cuối vòng đời của chúng, các nhà thiết kế đã biết cách lựa chọn “đồ bỏ” của công trình này là “chất liệu mới” cho công trình kia. Với ý tưởng mỗi vật liệu tái chế đều có câu chuyện riêng, hơn 180 cánh cửa gỗ đã được thu thập từ quá trình cải tạo nhà ở quận 19, Paris để lắp đặt thành mặt tiền. Bên trong gian hàng tiếp tục sử dụng các bông khoáng cách nhiệt tái chế được lấy từ mái của một siêu thị.
Để biến quán rượu trở thành một biểu tượng của địa phương, các cửa sổ từ những ngôi nhà bỏ hoang đã được tập hợp để lắp đặt lên tòa nhà cao 8 mét. “Chúng tôi đã tập hợp những cánh cửa không dùng đến ở quanh thị trấn và tâm nguyện việc sử dụng chúng làm vật liệu tái chế sẽ đóng vai trò như một ngọn đèn hi vọng chiếu sáng cho thị trấn đang phải vật lộn với dân số ngày càng giảm”.
Với kiến thức phong phú trong việc tạo ra những thiết kế bắt mắt từ vật liệu tái chế, đơn vị thiết kế Avatar Architettura đã tạo nên gian hàng từ những tấm pallet tái chế. Nằm trong khuôn viên của Villa Romana, Viện Văn hóa Đức ở Florence, Ý, gian hàng rộng 100m2 này đủ linh hoạt để tổ chức các buổi triển lãm. Về mặt cấu trúc, vật liệu được sử dụng là các tấm pallet được sắp xếp như hình kim cương, kết nối với nhau bằng các khớp nối tùy chỉnh và được phủ bên ngoài bằng màng PVC trong suốt.